Cảnh sát trưởng Chongqing qua tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ đã trốn đến Bắc Kinh

 Cảnh sát trưởng Chongqing qua tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ đã trốn đến Bắc Kinh
Chongqing Police Chief Escapes to Beijing Via US Consulate

Vào 8 tháng 2, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận rằng phụ tá thị trưởng và cũng là cảnh sát trưởng của Chongqing là Wang Lijun có đến lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Chengdu.

Thể theo báo cáo của Wang gọi là sức khoẻ vì làm việc quá nhiều, một số truyền thông cho rằng chống lại Đảng, Wang đến lãnh sự quán để xin ân xá, nhưng 
Wang bị lực lượng an ninh Trung Quốc vây quanh, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho rằng Wang tự mình bỏ đi.

[Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ]
“Wang đến xin một buổi họp với lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Chengdu vào tuần qua, chúng tôi có họp với ông, ông có đến lãnh sự quán, sau đó ông bỏ đi, cho nên tất nhiên chúng tôi không có bàn về tình trạng di dân hay ân xá, v..v”

Wang đã đến lãnh sự quán Hoa Kỳ vào 6 tháng 2 2012, không lâu sau đó cảnh sát võ bị đến bao vây, chuyên gia phân tích NTD Trung Quốc Heng cho rằng Wang bị chận chính giữa tranh đấu quyền lực giữa thư ký đảng Bo Xilai của Chongqing và chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, Wang cho rằng Bắc Kinh là nơi trú an toàn.

[Heng He, chuyên gia phân tích]
“Lúc đó, tôi không nghĩ rằng Wang không có quyền và khả năng đến Bắc Kinh, cho nên chỗ gần nhất là lãnh sự quán Hoa Kỳ.”

Nhưng tại sao Wang muốn trốn đi?  Có một lần, Bo Xilai nắm vị trí rất cao tại Liaoning một vị trí cao cấp trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Bắc Kinh.  Tuy nhiên, ông bị một số viên chức tại Bắc Kinh xem là cực đoan và xem là không hợp thức nhậm chức cao trong chế độ Trung Quốc.

[Heng De, chuyên gia phân tích NTD]
“Vì  Wang bức hại Pháp Luân Công, dính líu rất xâu trong cuộc bức hại này, một số nạn nhân đã bắt đầu thưa Wang ra tòa trong các quốc gia khác.  Mới đây mạng lưới Wikileaks tiết lộ Wen Jiabao cho rằng sẽ không cho Bo lên chức vì danh tiếng của Bo và vì danh tiếng này sẽ khiến danh nghĩa quốc tế của Bo không tốt.”

Lấy sự kiện này, các lãnh đạo của đảng đổi Bo đến Chongqing, nhưng khi đến Chongqing rồi Bo vẫn kế hoạch để trở về vị trí cũ.

[Heng He, NTD chuyên gia phân tích]
“Bo bị chuyển đến Chongquing, cách xa quyền lực chính trị, cho nên Bo muốn trở lại, tốt nhất là phải làm một chiến dịch chính trị.”

Bo bắt đầu 2 chiến dịch: “Bài hát đỏ” tuyên dương Mao và “Đánh bại cái đen” để tiêu trừ hành động tội lổi.

Heng He tin rằng phát động các chiến dịch này, Bo phải cần một người kề cận tuân lệnh của Bo.

[Heng He]
“Bo cần một chiến dịch chính trị, cần một người tại địa phương xấu ác đủ để tuân lệnh của Bo, không tuân theo luật pháp, đó là nguyên nhân Bo chọn Wang Lijun.”

Nhưng chính quyền trung ương, không phải chính quyền địa phương, là thường bắt đầu bất cứ chiến dịch chính trị nào, chiến dịch của Bo khiến cho lãnh đạo trung ương không ổn, hơn nữa phương xách trị tội phạm của trung ương là bên ngoài luật pháp và bị điều tra.

[Heng He]
“Trung ương muốn tìm nguyên nhân để ngăn chận Bo Xilai, hay loại trừ Bo triệt để.  Cho nên họ đã bắt đầu thu tài liệu, tốt nhất là thu tài liệu của Wang Lijun trước, là vi Bo và Wang thân như một.  Cho nên nếu muốn loại trừ một tên thì cũng phải loại trừ tên kia, lúc đó Bo Xilai đi trước một bước, yêu cầu trung ương cho người đến bắt Wang Lijun, Bo bắt đầu bắt giam người xung quanh Wang Lijun, Wang Lijun sợ vì hiểu Bo rất rõ, còn biết rằng Bo dám giết mình để xóa bằng chứng.”

Không còn cách nào hơn Wang trốn đi, đến lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Chengdu một ngày.  Chính quyền Chongquing tìm cách ngăn chận, mang 70 xe cảnh sát vây quanh lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi Wang trốn, Wang vẫn trốn được, thương lượng cuộc trốn với trung ương, tin đồn là có viên chức từ Bắc Kinh cho xe đến mang Wang đi.

Đồng minh của Wang là Bo Xilai, không còn hy vọng nắm chức vụ tại trung ương vào 2012.

Nguồn: http://www.tintucntdtv.com/20120101/2012-02-10_20120210-CN-03_Chongqing-Police-Chief-Escapes-to-Beijing-Via-US-Consulate-v2.html

15 nước dự trữ dầu thô nhiều nhất thế giới

HOÀI AN

pictureNgoài các thành viên của Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhiều nước khác cũng đang nắm trong tay một lượng lớn dầu thô – Ảnh: CNBC.

Liên tiếp nhiều phiên gần đây, giá dầu thô niêm yết trên sàn giao dịch New York (Mỹ) đứng trên ngưỡng 100 USD/thùng. Điều này được xem là một trong những yếu tố sẽ gây ra tình trạng lạm phát nghiêm trọng trên thế giới.Tuy nhiên, với các nước có trữ lượng dầu thô lớn, thì việc giá dầu tăng cao lại là một lợi thế giúp họ giàu có hơn so với phần còn lại trên trái đất. Vậy thực tế thế giới đang có trữ lượng dầu là bao nhiêu và nước nào đang giữ nhiều nhất.

Hãng tin CNBC đã dựa vào số liệu công bố gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ và tài liệu của Cục Tình báo trung ương Mỹ, đưa ra danh sách tổng quan về 15 quốc gia đang có trữ lượng dầu mỏ phong phú nhất hành tinh.

Báo cáo cho thấy, ngoài các thành viên của Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhiều nước khác cũng đang nắm trong tay một lượng lớn dầu thô. Đáng chú ý là, những nước tiêu thụ nhiều dầu đồng thời có nguồn dự trữ phong phú.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các quốc gia có dự trữ dầu lớn hàng đầu thế giới.

Tổng quan thế giới

Trữ lượng dầu: 1.350 tỷ thùng (số liệu của Mỹ công bố năm 2011)

15. Brazil

Trữ lượng dầu: 12,86 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 0,87%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 2,75 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 2,65 triệu thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 163.000 thùng (Tháng 9/2011)

14. Trung Quốc

Trữ lượng dầu: 14,8 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 1,01%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 4,07 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 9,06 triệu thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 8.000 thùng

13. Mỹ

Trữ lượng dầu: 20,68 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 1,41%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 9,68 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 19,15 triệu thùng

12. Qatar

Trữ lượng dầu: 25,38 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 1,72%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 1,44 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 166.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 16.000 thùng

11. Kazakhstan

Trữ lượng dầu: 30 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 2,04%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 1,61 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 249.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 21.000 thùng (Tháng 12/2010)

10. Nigeria

Trữ lượng dầu: 37,2 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 2,53%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 2,46 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 279.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 529.000 triệu thùng (Tháng 9/2011)

9. Libya

Trữ lượng dầu: 44,3 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 3,15%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 1,79 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 289.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 71.000 thùng

8. Nga

Trữ lượng dầu: 60 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 4,08%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 10,27 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 2,2 triệu thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 275.000 thùng (Tháng 9/2011)

7. Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)

Trữ lượng dầu: 97,8 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 6,65%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 2,81 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 545.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 10.000 thùng (Tháng 9/2010)

6. Kuwait

Trữ lượng dầu: 104 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 7,07%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 2,45 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 354.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 145.000 thùng (Tháng 9/2011)

5. Iraq

Trữ lượng dầu: 115 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 7,82%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 2,64 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 694.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 403.000 thùng (Tháng 9/2011)

4. Iran

Trữ lượng dầu: 137 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 9,31%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 4,25 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 1,85 triệu thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 0

3. Canada

Trữ lượng dầu: 175,2 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 11,91%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 3,48 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 2,21 triệu thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 2,32 triệu thùng (Tháng 9/2011)

2. Venezuela

Trữ lượng dầu: 211,2 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 14,35%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 2,38 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 746.000 thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 759.000 thùng (Tháng 9/2011)

1. Saudi Arabia

Trữ lượng dầu: 262,6 tỷ thùng
Chiếm tỷ lệ trong tổng lượng dự trữ toàn cầu: 17,85%

Số liệu thống kê hàng ngày (mức ước tính năm 2010):

Tổng sản lượng: 10,52 triệu thùng
Lượng tiêu thụ: 2,64 triệu thùng
Xuất khẩu sang Mỹ: 1,47 triệu thùng (Tháng 9/2011)

Nguon: http://vneconomy.vn/20120306091728695P0C99/15-nuoc-du-tru-dau-tho-nhieu-nhat-the-gioi.htm

Nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất

 

 

Viết bởi 

Đây là hai câu hỏi thường xuyên được nêu ra. Bài viết dưới đây trình bày ngắn gọn một số thực tế cơ bản về chúng.

Độ không tuyệt đối

Trong nhiệt động lực học, độ không tuyệt đối là không thể đạt tới; nó là nhiệt độ tại đó entropy đạt tới giá trị cực tiểu, entropy là một tính chất dùng để xác định năng lượng không sẵn sàng thực hiện công, hay nói theo dân không chuyên, nó là trạng thái ‘mất trật tự phân tử’ của bất kì một chất nào đó. Độ không tuyệt đối hay 0 K (0 độ theo thang đo Kelvin, đơn vị thường dùng cho giá trị nhiệt độ tuyệt đối) bằng – 273,15oC trên thang đo Celsius và – 459,67oF trong thang đo Fahrenheit.

 

- 273,15oC là nhiệt độ thấp nhất có thể có

 

– 273,15oC là nhiệt độ thấp nhất có thể có

Các nhà khoa học đã cố gắng tiến tới những nhiệt độ cực thấp gần độ không tuyệt đối, đến 100 picoKelvein, hay 10-10 Kelvin, nhưng như đã nói, việc đạt tới độ không tuyệt đối là không thể, ít nhất là với hiểu biết hiện nay của chúng ta. Các nhà nghiên cứu đã lưu ý một số tính chất nổi bật của vật chất, khi chúng tiến gần đến nhiệt độ này, ví dụ như tính siêu dẫn.

Ngày nay, có khá nhiều người biết về thực tế này; nhưng cái nhiều người không biết là ngoài một nhiệt độ thấp nhất có thể có được chấp nhận, còn có một nhiệt độ cao nhất nữa, gọi là nhiệt độ Planck.

Nhiệt độ Planck

Trong thang đo nhiệt độ Planck, 0 là không độ tuyệt đối, 1 là nhiệt độ Planck, và mỗi nhiệt độ khác là một số thập phân giữa 0 và 1. Người ta tin rằng nhiệt độ tối đa này là 1,416833(85) x 1032 Kelvin, và ở những nhiệt độ cao hơn nó, các định luật vật lí không còn đúng nữa.

Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý với mô hình hơi mang tính vũ trụ học này, và tin rằng khi chúng ta tiếp tục hiểu rõ thêm về Vũ trụ mà chúng ta đang sống, thì nhiệt độ tối đa sẽ tiếp tục tăng lên thêm.

Nhiệt độ cao nhất từng thu được trên Trái đất là 3,6 tỉ độ, mặc dù cao gấp 2000 lần nhiệt độ của lõi Mặt trời, nhưng nó chỉ là một phần không đáng kể của 1032 độ.

Xuân Nguyễn – thuvienvatly.com
Nguồn: Physnews.com

Nguon: http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/nhiet-dong-luc-hoc/2280-nhiet-do-thap-nhat-va-nhiet-do-cao-nhat-?utm_source=feedburner&utm_medium=email&utm_campaign=Feed%3A+360-thuvienvatly+%28V%E1%BA%ADt+l%C3%BD+360+%C4%91%E1%BB%99%29

Siêu cường giáo dục!

Muốn giải quyết các rắc rối lâu dài mà chủ nghĩa tư bản đem lại cho phương Tây, chẳng có lối thoát nào khác là làm tốt việc giáo dục quốc dân! Đây không phải là giải pháp duy nhất, song là giải pháp đầu tiên.

Chúng ta thường nghe nói về siêu cường kinh tế, siêu cường quân sự, nhưng siêu cường giáo dục thì dường như chưa thấy ai nhắc tới. Có lẽ chẳng mấy người biết siêu cường đang thu hút ánh mắt ngưỡng mộ của cả thế giới ấy, chỉ là một quốc gia có số dân ít hơn thành phố Hà Nội.

Lối thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế

Mấy năm nay dư luận Mỹ và châu Âu tranh cãi om xòm nhằm tìm cách thoát ra khỏi nạn khủng hoảng kinh tế và nợ công chồng chất đang dồn họ tới đường cùng. Giờ đây dường như họ đã nhận thấy lối thoát căn bản nhất ra khỏi thảm cảnh ấy chính là giáo dục.

Trong bài viết giả tưởng Thư của Adam Smith gửi các nhà tư bản đăng trênThời báo Tài chính (Financial Times) hôm 9/1 vừa rồi, ông David Rubenstein Tổng Giám đốc Tập đoàn Tài chính khổng lồ Carlyle (Mỹ) đề xuất một điều kiện tiên quyết để thoát ra khỏi thế khốn quẫn hiện nay là Giáo dục, giáo dục và giáo dục! – ông nhấn mạnh tới ba lần.

Rubenstein viết: Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng bất bình đẳng về thu nhập là do chúng ta chưa làm tốt giáo dục cơ sở và giáo dục phổ thông. Sự mất cân đối ngày một tăng giữa cơ hội tìm việc làm với ứng viên có tay nghề làm cho nền kinh tế hoạt động thiếu hiệu quả, tạo nên cảm giác bất công giữa người thất nghiệp với người có việc làm và gây ra mất ổn định xã hội.

Hãy cho tất cả trẻ em đến trường học, tìm cách giảm số trẻ bỏ học giữa chừng, tái giáo dục và tái đào tạo người lớn tuổi – bằng cách đó các quốc gia sẽ chuẩn bị được tốt hơn lực lượng người lao động nắm được công nghệ mới.

Nhiều chuyên gia cho rằng truyền thụ cho người lớn tuổi các kiến thức cơ bản về kinh tế và tài chính tiền tệ là điều rất quan trọng để họ khỏi nhầm lẫn tiếp thu những lời cổ vũ cho các chính sách kinh tế thiển cận của các ứng cử viên tranh chức nghị sĩ và tổng thống.

Qua tìm hiểu tình hình sau khi khủng hoảng nổ ra, người ta thấy phần lớn dân chúng rất thiếu thông tin chính xác. Tình trạng nhiều người nhầm lẫn sa đà vào những cuộc tranh luận vô bổ về chính trị cho thấy xã hội Âu Mỹ đã thiếu quan tâm đến giáo dục người lớn.

Nếu không tiến hành các cải cách quan trọng như xây dựng hệ thống học tập có sức thu hút trên mạng Internet, mở rộng giáo dục từ xa trên đài phát thanh và truyền hình, cung cấp cho trẻ em nhiều khả năng lựa chọn học tập thì sẽ rất khó tìm được những phương pháp có hiệu quả lâu dài nhằm khắc phục các vấn nạn về chính trị.

Muốn giải quyết các rắc rối lâu dài mà chủ nghĩa tư bản đem lại cho phương Tây, chẳng có lối thoát nào khác là làm tốt việc giáo dục quốc dân! Đây không phải là giải pháp duy nhất, song là giải pháp đầu tiên.

Huyền thoại một dân tộc thành công về giáo dục

Trong bối cảnh như vậy, giáo dục trở thành đề tài thu hút dư luận phương Tây. Ai cũng biết giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, nhưng khó nhất là ở chỗ cách thức thực hành quốc sách ấy.

Trong số các quốc gia nổi tiếng về giáo dục ta thấy có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc v.v…là những nơi đề cao cạnh tranh, lại có cả các nước Bắc Âu vốn trọng truyền thống bình đẳng, không đề cao cạnh tranh.

Năm ngoái, người Mỹ từng tranh cãi om xòm về cuốn Chiến ca của Mẹ Hổ kể lại cung cách bà Amy Chua đã dạy dỗ hai cô con gái của bà trở nên tài giỏi như thế nào. Nhưng rốt cuộc người Mỹ đi tới kết luận: Cách giáo dục chuyên chế ấy chỉ thích hợp với người Á Đông mà thôi. Giờ đây họ hướng ánh mắt về Phần Lan, quốc gia đang nổi lên với huyền thoại cả một dân tộc thành công về giáo dục.

Phần Lan đất rộng tương đương Việt Nam nhưng số dân chỉ bằng 1/16. Trong hơn chục năm qua xứ sở này nổi tiếng thế giới bởi thương hiệu điện thoại di động Nokia. Nhưng từ khi hãng Apple tung ra điện thoại thông minh iPhone thì danh tiếng của Nokia không còn cao như trước. Bù lại Phần Lan có một lĩnh vực vô cùng đáng tự hào đang được cả thế giới ngưỡng mộ. Đó là giáo dục.

Những cái nhất về giáo dục của Phần Lan thể hiện ở chỗ:

– Được OECD xếp hạng nhất thế giới về thành tích trắc nghiệm PISA của học sinh trung học.

– Giáo dục cao đẳng năm nào cũng được Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF xếp hạng hàng đầu toàn cầu.

– Nhất thế giới về sự cân đối trong giáo dục, chênh lệch trình độ kiến thức giữa học sinh giỏi nhất với học sinh kém nhất không quá 4%.

– Quan chức ngành giáo dục tất cả các nước đều đến Phần Lan học hỏi kinh nghiệm giáo dục. Khách thăm nhiều làm cho thu nhập du lịch của nước này tăng vọt.

Giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm từ sau năm 2000 khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD tổ chức lần đầu tiên kỳ thi PISA, tức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment).

PISA là bài kiểm tra kiến thức của các trẻ em 15 tuổi, thực hiện ba năm một kỳ tại hơn 40 địa điểm trên toàn cầu cho gần nửa triệu học sinh. PISA tiến hành được bốn kỳ (2000-2003-2006-2009) thì các học sinh Phần Lan giành được vị trí thứ nhất trong ba kỳ đầu.

Tại PISA 2009 họ đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học. Sức cạnh tranh xuất sắc của học sinh Phần Lan trong các kỳ thi này làm cả thế giới ngạc nhiên.

Xin nói thêm là các học sinh Phần Lan dự thi PISA hoàn toàn học ở trường công (nước này không có các trường tư thu tiền cao để đào tạo “gà nòi” như ở nhiều nước khác), học muộn hơn (7 tuổi mới đi học) và chỉ học 30 giờ mỗi tuần, kể cả bài tập về nhà. Học sinh nước khác học 50 giờ/ tuần, thế mà thi PISA vẫn thua học sinh Phần Lan.

Phần Lan, quốc gia đang nổi lên với huyền thoại cả một dân tộc thành công về giáo dục.

Người ta càng ngạc nhiên tới khó hiểu khi biết Phần Lan không hề coi trọng bất cứ kỳ sát hạch nào, kể cả PISA, họ không bao giờ mở các lớp chuyên đào tạo học sinh đi thi PISA hoặc thi Olympic như ở một số nước khác :

“Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi hướng tới.” – TS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan (National Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO) nói.

Phần Lan không có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá. Kiến thức là thứ duy nhất mà chúng tôi có” – bà Hiệu trưởng Hannele Frantsi tự hào nhấn mạnh.

Giới truyền thông quốc tế gọi Phần Lan là Siêu cường giáo dục. Tuần báoNewsweek xếp nước này nhất thế giới về thành tích giáo dục năm 2010.

Người dân có năng lực tự tồn tại trong xã hội

Với diện tích 338.145 km2, số dân 5,26 triệu, Phần Lan hiện có gần 2 triệu người đang đi học trong hơn 5100 nhà trường các loại. Số trường tiểu học và trung học của họ (3500) nhiều gấp 10 lần nước Singapore tương đương về số dân (5,35 triệu). Chi phí giáo dục chiếm 5,9% GDP hoặc hơn 15% ngân sách (năm 2007).

Số liệu thống kê năm 2010 cho thấy người Phần Lan có học nhất thế giới: 100% số dân biết chữ; 98% được hưởng giáo dục từ trước tuổi đi học; 99% hoàn thành giáo dục cơ sở nghĩa vụ và 94% trong số đó được học lên THPT hoặc cao hơn. Mật độ thư viện dày đặc nhất: Đổ đồng cứ 6000 dân có một thư viện xây cất và trang bị hiện đại (chưa kể các thư viện di động), mỗi người dân mỗi năm mượn đọc 21 cuốn sách.

Toàn dân được hưởng miễn phí chế độ giáo dục nghĩa vụ 12 năm. Miễn phí ở đây là không phải đóng học phí đã đành mà còn được cấp sách bút và dụng cụ học, ăn bữa trưa miễn phí ở trường, đi học không mất tiền xe. Học sinh ở cách trường hơn hai ki lô met được cấp vé đi xe bus. Không có tuyến bus thì được cấp tiền đi ta-xi. Trẻ tròn 7 tuổi phải đến trường, không đi học thì cán bộ chính quyền đến tận nhà nhắc nhở.

Ngành giáo dục đã thực hiện được mục đích đào tạo người dân có năng lực tự tồn tại trong xã hội. Nhờ thế, tuy chế độ phúc lợi xã hội ở Phần Lan vào loại tốt nhất toàn cầu nhưng dân nước này không mắc bệnh lười lao động như ở một số quốc gia phúc lợi khác.

Thành công giáo dục đem lại thành công kinh tế: Tuy nghèo tài nguyên nhưng Phần Lan năm 2011 làm ra GDP bằng 195,6 tỷ USD (gấp hai Việt Nam), hoặc mỗi đầu người 38.700 USD.

Không chỉ nhất thế giới về khả năng cạnh tranh học tập của học sinh phổ thông mà Phần Lan còn đứng thứ tư về năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu năm 2011-2012 (trên Mỹ một bậc), tức nhảy thêm ba nấc so với năm trước [1].

Mới đây báo Nhà kinh tế (Economist) nổi tiếng của Anh Quốc kiến nghị các nhà lãnh đạo châu Âu hãy tạm ngừng công việc để đến Phần Lan dự giờ học cấp phổ thông, tìm hiểu xem vì sao học sinh nước này giỏi thế.

Phần Lan có một lĩnh vực vô cùng đáng tự hào đang được cả thế giới ngưỡng mộ. Đó là giáo dục.

Giấc mơ Phần Lan

Để được như ngày nay, người Phần Lan đã bỏ ra gần 40 năm tiến hành công cuộc cải cách giáo dục với quyết tâm dùng giáo dục để thay đổi đất nước về mọi mặt. Tất cả các nhiệm kỳ chính phủ của Phần Lan đều phấn đấu thực hiện quyết tâm ấy, cho dù đảng nào lên cầm quyền cũng vậy. Họ không hô hào suông, không nói những lời đao to búa lớn mà chỉ làm việc như một đàn kiến.

Chuyển biến đầu tiên về giáo dục đến vào năm 1963, khi Quốc hội Phần Lan thông qua quyết định táo bạo chọn giáo dục công làm mũi đột phá để phục hồi kinh tế. Thập niên 70, ngành giáo dục nêu ra ý tưởng học sinh cả nước đều phải được học trong các trường công chất lượng tốt.

Yêu cầu toàn thể học sinh phổ thông phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không để con em nhà giàu hoặc dân da trắng được học tốt hơn con em nhà nghèo hoặc dân da màu di cư đến. Giấc mơ bình đẳng giáo dục ấy còn gọi làGiấc Mơ Phần Lan (Finnish Dream). Ai cũng biết các dân tộc Bắc Âu ghét nhất sự bất công xã hội.

Quyết định quan trọng thứ hai đến vào năm 1979, khi các nhà cải cách giáo dục yêu cầu toàn bộ giáo viên THCS và THPT đều phải có học vị thạc sĩ, được đào tạo lí thuyết và thực hành trong năm năm tại một trong tám trường đại học công. Giáo viên dạy trẻ trước tuổi đi học phải có bằng cử nhân.

Quyết định này nâng cao rõ rệt trình độ và địa vị của các thầy cô giáo. Hiện nay giáo viên được trả lương tương đương mức lương trung bình trong khối OECD (38.500 USD/năm). Tức là cũng không có gì đặc biệt, song họ được xã hội trọng vọng và được tự chủ rất cao trong công việc.

Giới trẻ đua nhau vào ngành sư phạm. Năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh 660 vị trí giáo viên cấp tiểu học. Nghể giáo thực sự là nghề cao quý.

Ngành giáo dục Phần Lan theo đuổi một triết lý giáo dục độc đáo, thể hiện ở sự quan tâm và tôn trọng hai chủ thể quan trọng nhất của giáo dục là học sinh và giáo viên, không để họ phải chịu bất kỳ sức ép nào do con người tạo ra.

Từ thập niên 80 họ loại bỏ hết các “hủ tục” khiến học sinh phải chịu sức ép về học tập, như mọi hình thức sát hạch thi cử, biện pháp cho điểm, xếp hạng học sinh giỏi kém. Ở bậc phổ thông không có kiểm tra kiến thức, do đó không có cạnh tranh giữa các học sinh (ở ta gọi là “thi đua”).

Các nhà giáo dục Phần Lan cho rằng cạnh tranh sẽ có hại cho tâm hồn lũ trẻ khi chúng chưa trưởng thành. Chỉ khi đến độ tuổi 18-19, học sinh mới phải dự kỳ thi đầu tiên trong đời mình: Thi vào đại học. Dường như giáo viên chỉ có nhiệm vụ biến trường lớp trở thành thiên đường của trẻ em, sao cho chúng hào hứng học tập, say mê hiểu biết, quan tâm tập thể và xã hội.

Mong sao Việt Nam ta cũng sớm biết dùng giáo dục để thay đổi đất nước về mọi mặt.

Mỗi học sinh đều được khuyên nhủ phải tự giác học tập, coi đó là niềm vui của mình, vì thế khi lên lớp không có điểm danh. Chương trình học rất nhẹ nhàng: Học sinh các lớp 1-2 mỗi tuần chỉ học có 20 giờ; lớp 3-6: 24-26 giờ; lớp 7-9: 30 giờ. Học sinh trung học mỗi tối mất khoảng nửa giờ để làm bài tập ở nhà.

Giáo viên, chủ thể quan trọng thứ hai của giáo dục cũng không phải chịu bất cứ sức ép nào. Tất cả các nhà trường đều không tiến hành so sánh giỏi kém, không xếp hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên. Giáo viên có quyền tự chủ rất cao, được tự quyết định cách giảng dạy, miễn sao đạt được mục tiêu nhà trường đề ra.

Ngành giáo dục không tiến hành đánh giá, xếp hạng chất lượng các trường. Họ xuất phát từ nhận thức: Nếu ngành giáo dục còn không tín nhiệm chính giáo viên của mình thì nói gì tới việc học sinh tin yêu và nghe lời thầy cô? Nếu thực thi đánh giá xếp hạng giáo viên thì tất nhiên giáo viên thứ hạng thấp sao còn uy tín để dạy các em? Ai muốn cho con mình vào học một nhà trường bị xếp hạng kém? Nếu thầy cô còn coi thường trường mình thì học sinh sao có thể tin vào nhà trường? Và như vậy giáo dục còn có ý nghĩa gì ?

Người xứ này thường nói: Không có học sinh kém, chỉ có giáo viên chưa biết cách giảng dạy. Vì thế chất lượng thầy cô giáo được đặt lên hàng đầu. Bộ Giáo dục Phần Lan nêu yêu cầu cực cao đối với giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng. Hơn nữa còn tạo điều kiện tốt nhất tiếp tục đào tạo họ suốt đời. Có thể nói thầy giỏi là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công giáo dục ở Phần Lan.

Mong sao Việt Nam ta cũng sớm biết dùng giáo dục để thay đổi đất nước về mọi mặt .

Nguyễn Hải Hoành

——–

[1] Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố. Thụy Sĩ, Singapore và Thụy Điển chiếm 3 vị trí cao nhất.

Nguon: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/61959/sieu-cuong-giao-duc-.html

ĐIỀU GÌ LÀM MỘT QUỐC GIA TRỞ NÊN GIÀU CÓ?[1]

Daron Acemoglu

Nếu bạn là lãnh đạo và bạn muốn đất nước trở nên giàu có hơn thì bạn phải làm gì? Theo ý kiến của Daron Acemoglu, nhà kinh tế được Huy chương Clark từ Học viện công nghệ Massachusetts (MIT)[2] có một giải pháp đơn giản: đó là bầu cử tự do

 

Chúng ta (nước Mỹ-ND) là những người giàu có, những người giàu, đã phát triển. Trong khi hầu hết phần còn lại của thế giới – Châu Phi, Nam Á và Nam Mỹ, những người Somali, Bolivia và Bangladesh– là những người nghèo. Thế giới đã luôn bị chia tách thành người giàu và người nghèo, những người khỏe mạnh và ốm yếu, những người no đủ và đói ăn. Tuy nhiên, tầm mức của sự bất bình đẳng giữa các quốc gia như ngày nay là chưa từng xảy ra: tính trung bình, một người Mỹ giàu gấp 10 lần một người Guatemala, giàu hơn 20 lần so với một người Bắc Triều tiên và hơn 40 lần so với một người sống ở Mali, Ethiopia, Congo hay Sierra Leone.

Câu hỏi mà các nhà khoa học xã hội đã vật lộn hàng thế kỷ mà không giải đáp thành công là: tại sao lại như vậy? Nhưng lẽ ra câu hỏi cần được đặt ra là: làm cách nào để thay đổi điều đó? Bởi vì sự bất bình đẳng không phải đã được quyết định từ trước. Một quốc gia không giống một đứa trẻ – nó không được sinh ra đã giàu hay nghèo. Chính là chính phủ của nó đã làm quốc gia đó trở nên như thế.

Vào giữa thế kỷ 18, nhà khoa học chính trị người Pháp là Montesquieu đã đưa ra một cách giải thích vô cùng đơn giản về sự bất bình đẳng giữa các quốc gia: người dân ở xứ nóng vốn đã lười từ trong bản chất. Một số người khác cũng đưa ra cách giải thích của mình, chẳng hạn: Đạo đức trong công việc của người theo đạo Tin lành có lẽ là động lực chính cho thành công của những nền kinh tế tư bản theo như quan điểm của Max Weber? Hoặc có lẽ những nước giàu nhất là những quốc gia trước đó là thuộc địa của Anh? Hoặc có thể chỉ đơn giản như quốc gia đó có phần đông dân số là hậu duệ của người châu Âu? Vấn đề đối với tất cả các lý thuyết này là trong khi nó rất phù hợp với một số các trường hợp cụ thể, các trường hợp khác lại chứng tỏ nó hoàn toàn không đúng.

Điều đó cũng đúng với những lý thuyết hiện đang được truyền bá. Chẳng hạn nhà kinh tế Jeffrey Sachs, giám đốc Viện Địa Cầu ở Đại học Columbia (Earth Institute, Columbia University), đã gán sự thành công tương đối của những quốc gia cho địa lý và khí hậu. Theo ông, ở những vùng nghèo nhất thế giới, đất đai bạc màu ở những vùng nhiệt đới làm cho canh tác nông nghiệp trở nên khó khăn. Khí hậu ở đây đã kích thích bệnh tật, đặc biệt là sốt rét. Nếu chúng ta có thể sửa chữa những vấn đề đó, dạy người dân ở những vùng này các kỹ thuật canh tác tốt hơn, loại trừ bệnh sốt rét hoặc ít nhất trang bị cho họ thuốc artemisinin (một loại thuốc chống sốt rét hiệu quả-ND) để chống lại căn bệnh chết người này thì chúng ta có thể loại trừ được nghèo đói. Hoặc tốt hơn nữa, có lẽ chúng ta nên di chuyển những người này đi nơi khác và từ bỏ những vùng đất khắc nghiệt của họ.

Jared Diamond, nhà sinh học nổi tiếng và là tác giả của những quyển sách bán rất chạy có cách lý giải khác: cội nguồn của sự bất bình đẳng trên thế giới bắt nguồn từ lịch sử thuần hóa những loài thực vật, động vật và tiến bộ công nghệ. Trong câu chuyện của Diamond, những nền văn hóa đầu tiên học được cách trồng trọt cũng là những người đầu tiên đã học được cách làm sao để sử dụng cái cày và sau đó cũng là những người đầu tiên chấp nhận các công nghệ khác, là động lực của mọi thành công về kinh tế[3]. Nếu như vậy thì có lẽ giải pháp cho sự bất bình đẳng trên thế giới nằm ở công nghệ – nối kết các nước đang phát triển bằng Internet và điện thoại di động.

Trong khi Sachs và Diamond đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc vào một số khía cạnh của nghèo đói, họ cũng chia sẻ một số điểm chung với Montesquieu và những lý thuyết đã nói ở trên: họ đã bỏ qua động cơ (incentives). Con người cần động cơ để đầu tư và trở nên giàu có hơn. Họ cần biết là nếu họ làm việc chăm chỉ, họ có thể làm ra tiền và thực sự giữ được những đồng tiền đó. Chìa khóa để đảm bảo những động cơ đó là những thể chế tốt – luật pháp, an ninh và hệ thống chính quyền, tạo ra các cơ hội để con người có thể đổi mới và thành công. Đó chính là cái quyết định sự phân hóa giàu-nghèo – chứ không phải là địa lý, khí hậu, công nghệ, bệnh tật hay chủng tộc.

Một cách đơn giản: hãy sửa chữa các cơ chế khuyến khích động cơ và bạn sẽ xóa được nghèo đói, và nếu bạn muốn sửa chữa thể chế, bạn phải sửa chữa chính quyền.

Làm sao chúng ta biết được là các thể chế là là lý do chính dẫn tới sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia? Hãy bắt đầu bằng Nogales, một thành phố bị chia đôi bởi biên giới Mexico và Mỹ. Không có sự khác biệt về địa lý giữa 2 phần của Nogales. Thời tiết giống nhau, gió giống nhau, đất cũng giống nhau. Các loại bệnh tật thông thường trong khu vực với cùng địa lý và khí hậu này là giống nhau, cũng như chủng tộc, văn hóa và nền tảng ngôn ngữ của các cư dân. Bằng suy luận logic, cả 2 nửa thành phố phải có tình trạng kinh tế giống nhau.

Nhưng hiện tại chúng lại hoàn toàn khác xa nhau.

Một bên của biên giới, ở hạt Santa Cruz, bang Arizona (Mỹ), thu nhập trung bình của một người là 30.000 USD/năm. Chỉ cách đó vài mét bên phía Mexico là 10.000USD/năm. Một bên, hầu hết các trẻ vị thành niên học ở trường trung học công và đa số người trưởng thành tốt nghiệp trung học (lớp 12-ND). Bên kia, chỉ một số ít cư dân học tới trung học và hầu như không có ai học đại học. Người dân phía Arizona có sức khỏe tương đối tốt và có bảo hiểm y tế Medicare cho những người trên 65 tuổi. Họ không cần quan tâm tới hiệu quả của mạng lưới đường sá, điện, dịch vụ điện thoại, hệ thống nước thải và hệ thống y tế công cộng. Tất cả những điều này lại không có bên kia biên giới Mexico. Ở đó, đường sá thì xấu, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, dịch vụ điện thoại và điện thì giá cao và không ổn định.

Sự khác biệt quan trọng nhất ở phía bắc của biên giới (phía Mỹ-ND) là họ có hệ thống luật pháp, luật lệ và các dịch vụ đáng tin cậy của chính phủ – họ có thể tiến hành các hoạt động hàng ngày và đi làm mà không sợ hãi cho cuộc sống, sự an toàn hoặc tài sản của mình. Bên kia, những cư dân phía Mexico có một thể chế đã giúp kéo dài tội ác, hối lộ và thiếu an ninh.

Nogales có thể là ví dụ hiển nhiên nhất, nhưng không phải là duy nhất. Hãy nhìn Singapore,  một vùng đất bạc màu vùng nhiệt đới đã trở nên một quốc gia giàu có nhất ở Châu Á sau khi chế độ thực dân Anh mang tới quyền tư hữu và khuyến khích ngoại thương. Hoặc Trung Quốc, nơi hàng thập kỷ trì trệ và đói kém đã bị đảo ngược chỉ sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu áp dụng quyền sở hữu tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp và sau đó trong công nghiệp. Hoặc ở Botswana, nền kinh tế của nó đã vận hành rất tốt trong 40 năm qua nhờ ờ thể chế bộ lạc mạnh và những lãnh đạo dân cử thời kỳ đầu đã có tầm nhìn xa trông rộng, trong khi phần còn lại của Châu Phi vẫn đang tàn tạ.

Giờ chúng ta hãy xem các quốc gia đã thất bại về kinh tế và chính trị. Bạn có thể bắt đầu ở Sierra Leone, nơi hiện nay các thể chế chính phủ hoạt động rất tồi nhưng lại dồi dào kim cương đã cung cấp nguồn lực cho nội chiến, xung đột và tham nhũng đến mức không thể kiểm soát được. Hoặc ở Bắc Triều Tiên, nơi các điều kiện về địa lý, chủng tộc và văn hóa rất tương đồng với quốc gia tư bản ở phía nam, nhưng lại nghèo hơn gấp 10 lần. Hoặc ở Ai Cập, tuy từng là cái nôi của một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới nhưng kinh tế vẫn trì trệ kéo dài từ thời kỳ thực dân bởi đế chế Ottomans và sau đó là các nước Châu Âu tới hiện tại. Sau khi giành được độc lập tình hình còn trở nên tồi tệ hơn bởi chính phủ đã hạn chế mọi hoạt động kinh tế và thị trường. Trên thực tế, lý thuyết về vai trò của thể chế trong phát triển có thể được sử dụng để soi sáng vào các hình mẫu của sự bất bình đẳng ở nhiều phần của thế giới.

Nếu chúng ta biết tại sao các quốc gia nghèo, câu hỏi đặt ra là nước Mỹ có thể làm gì để giúp đỡ họ? Việc áp đặt các thể chế từ bên ngoài luôn bị giới hạn. Các kinh nghiệm của Mỹ mới đây ở Afghanistan and Iraq chứng minh điều đó. Nhưng chúng ta không vô dụng và trong nhiều trường hợp, có thể làm nhiều điều có ích. Thậm chí trong cả những chế độ áp bức nhất, người dân cũng sẵn sàng đứng lên đối đầu với bạo chúa nếu có cơ hội.  Chúng ta đã thấy điều đó mới đây ở Iran và vài năm trước đây ở Ukraine trong cuộc Cách mạng Cam.

Nước Mỹ không được giữ một vai trò thụ động trong việc khuyến khích sự thay đổi. Chính sách ngoại giao của Mỹ cần trừng phạt các chế độ độc tài thông qua các biện pháp ngoại giao và cấm vận thương mại. Việc giúp đỡ những chế độ độc tài bởi vì chúng hỗ trợ các mục tiêu ngoại giao ngắn hạn của Mỹ như sự ủng hộ ngầm với chế độ độc tài quân sự của Muhammad Zia-ul-Haq ở Pakistan vào đầu những năm 70 hay các thỏa thuận trái phép với chế độ tham nhũng của Mobutu ở Congo từ năm 1965-1997 cần chấm dứt. Lý do là vì những hậu quả dài hạn của nó rất tồi tệ – bần cùng hóa toàn bộ người dân, làm trẻ em bị đói và suy dinh dưỡng, đẩy những thanh niên bất mãn về phía chủ nghĩa khủng bố. Mỹ cần thúc đẩy những quốc gia như Pakistan, Georgia, Saudi Arabia, Nigeria và vô số các quốc gia ở Châu Phi trở nên minh bạch hơn, cởi mở hơn, nhiều dân chủ hơn bất chấp việc họ đang là đồng minh ngắn hạn của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Ở mức độ vi mô, chúng ta có thể giúp đỡ các công dân nước ngoài bằng cách giáo dục và trang bị cho họ những phương pháp hiện đại để đứng lên đấu tranh, nhất là Internet và thậm chí các công nghệ mã hóa cùng điện thoại di động để vượt qua tường lửa cùng sự kiểm duyệt của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Iran, vì họ sợ quyền lực của thông tin.

Đương nhiên việc xóa bỏ sự bất bình đẳng trên qui mô toàn cầu, điều đã kéo dài cả thiên niên kỷ và hiện đang mở rộng ở tầm mức chưa từng có trong hơn 1 thế kỷ nay là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bằng việc thừa nhận rằng nguyên nhân chính của nghèo đói là do sự thất bại của chính phủ và thể chế, chúng ta có cơ hội để đảo ngược tình thế.

 

[1] Daron Acemoglu, What Makes a Nation Rich? One Economist’s Big AnswerEsquire, November 18, 2009.

[2] Huy chương John Bates Clark là giải thưởng danh giá nhất do Hiệp hội Kinh tế Mỹ trao 2 năm một lần cho những nhà kinh tế tuổi dưới 40, có những đóng góp có ý nghĩa cho kiến thức kinh tế (ND).

[3] Có thể tham khảo một quyển sách của Jared Diamond đã được dịch ra tiếng Việt: Súng, vi trùng và thép: định mệnh của các xã hội loài người. Hà Nội, NXB Tri thức, 2007 (ND).

 Nguồn: http://viet-studies.info/kinhte/Acemoglu_QuocGiaGiauCo.htm

Notepad

1. “Doing the Right Things is More Important than Doing Things Right” – Làm điều đúng quan trọng hơn là làm đúng theo qui định.

2. “Có một con đường ta đi

Giá chi không bao giờ tới đích”.

-GS. Ngô Bảo Châu-

quan tâm đến quá trình hơn là mục tiêu, sẽ cảm thấy hạnh phúc trong quá trình làm việc còn hơn hạnh phúc khi thành công.

3. “Chân lý là hàng nghìn lần nói láo” – Joseph Goebbels, bộ trưởng thông tin truyền thông của Đức quốc xã.

4. Khi trí tuệ trống rỗng, tay chân thừa thải mà lại có tiền.

5. Result is the final jugde

6.người “âm” thường có xu hướng tư duy từ tổng hợp đến phân tích, vận dụng bán cầu não phải nhiều hơn, EQ cao, cảm tính tốt, người “dương” thì ngược lại, từ phân tích đến tổng hợp và vận dụng bán cầu não trái nhiều, IQ cao, lý trí tốt.

7. “You’ve gotta find what you love”- Steve Jobs

8.  Vấn đề là ở chỗ dường như người ta khuyến khích các sinh viên quên đi sự thật rằng những gì bài kiểm tra đánh giá chỉ là khả năng làm bài kiểm tra, tạo thành cách hiểu là sự vượt trội trong học thuật trở thành sự vượt trội theo nghĩa tuyệt đối, khi mà “giỏi hơn trong lĩnh vực X” bỗng đơn giản trở thành “giỏi hơn” theo nghĩa rộng.

9.”Trong bài phát biểu ra mắt cương vị chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) ở Rostock trung tuần tháng 5 vừa rồi, chính trị gia người Đức gốc Việt Philipp Rösler đã so sánh hệ lụy khi người ta hạn chế tự do từng chút một với một câu chuyện về con ếch. Nếu ném con ếch vào nồi nước nóng nó sẽ phản xạ tức thì, nhảy ra khỏi nồi ngay. Nhưng nếu ném nó vào nồi nước lạnh rồi đun nóng dần thì nó sẽ nằm yên cho đến khi bị luộc chín. Hạn chế quyền tự do từng chút một rốt cuộc sẽ dẫn tới kết cục như vậy, bởi xã hội dần dần bị mất khả năng đề kháng.”

10.  “Chỉ biết nhiều hay ít, khó có thể biết cho đúng và đủ”

15 điều bạn chưa biết về Dầu lửa

(Petrotimes) – Hãy đọc, khi nguồn năng lượng lớn nhất của thế giới vẫn đang còn ở ngoài kia.

 

 1. Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh, đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ trái đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng.

 

2. Có đến 3 thuyết giải thích về dầu mỏ.

 

Thuyết sinh vật học:

Đa số các nhà địa chất coi dầu lửa giống như than và khí tự nhiên là sản phẩm của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất. Theo lý thuyết này, nó được tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh hướng hình thành than). Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn và bị chôn sâu dưới các lớp trầm tích dày. Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho những thành phần này bị biến hóa, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp được gọi là kerogen và sau đó thành một hydrocarbons khí và lỏng trong một quá trình được gọi là catagenesis. Bởi vì hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm nhập lên phía trên thông qua các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy bên dưới những tảng đá không thể ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể chứa. Sự tập trung hydrocarbons bên trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ đó dầu lỏng có thể được khai thác bằng cách khoan và bơm.

Hiện có khoảng 260.000km đường ống dẫn dầu trên đất Mỹ – tương đương với một nửa quãng đường để đến mặt trăng.

 

Thuyết vô cơ:

Cuối thế kỷ XIX nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng trái đất tạo thành các hydrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỉ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hydrocacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trường phái Nga – Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ.

 

Thuyết hạt nhân:

Lý thuyết thứ ba, được giải thích trong Nguyệt san khoa học Scientific American vào năm 2003, cho rằng các hợp chất hydrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lòng trái đất.

 

3. Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ IV. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.

 

4. Vào thế kỷ thứ VIII, Trung Đông đã làm quen với văn minh dầu hỏa. Các thùng dầu đã được bày bán trên các con phố của Baghdad.

 

5. Ở Mỹ, khi lần đầu tiếp xúc với dầu hỏa, người ta không nghĩ nó là chất đốt. thay vào đó, họ làm như các nhà công nghiệp nhạy bén hồi đó vẫn làm: Đóng chai, dán nhãn và bán như thể đó là một thứ… thuốc bổ. Có khoảng vài trăm ngàn chai dầu đã được dùng sai mục đích như vậy.

 

6. Khi biết giá trị của dầu hỏa, người Mỹ đã xây những đường ống dẫn dầu khắp nước Mỹ. Hiện có khoảng 260.000km đường ống dẫn dầu trên đất Mỹ – tương đương với một nửa quãng đường để đến mặt trăng.

 

7. Mãi đến thế kỷ XIX, người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo hình thức công nghiệp. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ năm 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27-8-1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2m.

 

8. Ở những vùng giàu dầu như Bacu (Azecbaijan) hay bắc Iran, dân dịa phương chỉ cần lấy tay đào một lỗ nhỏ xuống đất, nặn thành một viên than là có thể bắc bếp đun nấu.

 

9. Cuộc đi tìm những mỏ dầu lớn luôn kèm theo các chi phí lớn. Các công ty dầu lửa thường phải chi khoảng hơn $150 tỉ mỗi năm để tìm kiếm những giếng dầu mới.

 

10. Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP) đến 1.260 tỉ thùng (theo ExxonMobil). người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa.

 

11. Trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Arập Xêút (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng), kế đến là ở Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Kuwait và Venezuela.

 

12. Trong thành phần dầu hỏa có thể có từ 150 đến 1.000 hóa chất khác nhau, tùy theo mức độ pha trộn.

 

13. Nên mua xăng dầu vào buổi tối. Buổi tối dầu đặc hơn khi nhiệt độ xuống thấp, nên cùng với một số tiền, bạn có thể mua được nhiều hơn chút đỉnh.

 

14. Khi chạy xe với tốc độ cao, nên đóng kín cửa kính. Cửa mở gió sẽ làm hiệu quả tiêu thụ xăng của xe giảm đi 10%.

 

15. Một chiếc xe chở xăng thường chứa trung bình 4.000 gallons. Nếu không may gặp nạn, sức công phá của nó có thể sẽ tương đương với 200 tấn thuốc nổ TNT.

 

P.V (theo bản tin của PV Power)

 

Nguồn: http://www.petrotimes.vn/dau-tien-quyen-luc/2011/11/15-dieu-ban-chua-biet-ve-dau-lua

Sức khỏe: đồng hồ cơ thể

Grant Hackett

Phạm Anh Tuấn TTHN dịch.

Theo: Health Body Clock

Cơ thể của bạn có một đồng hồ. Mỗi cơ quan trong cơ thể của bạn có một lịch trình sửa chữa / bảo trì trên cơ sở hàng ngày. Nếu bạn cảm thấy không bình thường tại những thời điểm trong ngày (đau đầu, thiếu sinh khí), bạn cần biết cơ quan nào đang cố gắng sửa chữa những thiệt hại nãy sinh trong cơ quan đó, và các cảm giác bạn đang gặp phải là kết quả năng lượng cơ thể đang tập trung để thực hiện những sửa chữa này.

Bảng sửa chữa

Phổi: 3-5 giờ sáng

Ruột: (hoặc ruột kết) 5-7 giờ sáng

Dạ dày: 7 -9 giờ sáng

Lá lách: 9 -11 giờ sáng

Tim: 11 giờ sáng -1 giờ trưa

Ruột nhỏ: 1 -3 giờ trưa

Bàng quang: 3 -5 giờ trưa

Thận: 5 giờ trưa -7 giờ chiều

Tụy: 7 giờ chiều – 9 giờ tối

Mạch máu và động mạch: 9 giờ tối – 11 giờ tối

Túi mật: 11 giờ tối – 1 giờ sáng

Gan: 1 giờ sáng – 3 giờ sáng

 

Phổi: Phổi là cơ quan đầu tiên trong ngày được sửa chữa và bảo trì. Phổi bắt đầu nới lỏng các chất thải nhiễm độc từ 3 đến 5 giờ sáng, và khi bạn thức, điều này là lý do tại sao đôi khi bạn ho. Phổi của bạn đang cố gắng trục xuất các chất thải đã được nới lỏng. Nếu quý vị bị ho vào buổi sáng, điều này nêu lên rằng chế độ ăn uống và lối sống của bạn cần chỉnh đổi.

Ruột già hoặc ruột kết: 5 đến 7 giờ sáng là thời gian của cơ quan này. Một đại tràng lành mạnh cần nước để làm tốt công việc của mình, xả các chất thải có nước 24 giờ /7 ngày. Buổi sáng là thời gian quan trọng nhất để uống thật nhiều nước cho quá trình này, và thời gian tồi tệ nhất để nạp caffe. Caffe là một loại hóa học lợi tiểu và rút nước từ ruột già đến thận và bàng quang cho việc sơ tán của nó. Cơ thể bạn cần nước vào buổi sáng để sửa chữa và bảo dưỡng ruột già và ruột kết. Điều này giúp bạn duy trì được tiêu hóa, bình thường hóa trọng lượng, làm chậm quá trình lão hóa. Khi bạn tưới nước cho cơ thể của bạn mỗi buổi sáng với nước tinh khiết (lên đến 32 oz.), sức khỏe của bạn được cải thiện. Nếu bạn chờ cho đến khi đại tiện trước khi ăn vào buổi sáng, sẽ làm đại tràng lành mạnh hơn.

Bao tử: Giữa 7 và 9 giờ sáng, dạ dày đang sửa chữa và không muốn đối phó với một bữa ăn lớn. Trong khi ruột già và ruột kết cần chất lỏng để sửa chữa vào buổi sáng, dạ dày cần rất ít. Chất lỏng (nước tinh khiết hoặc nước trái cây) hoặc trái cây tươi giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu có thể, uống nước vào buổi sáng giúp cho sức khỏe tối ưu.

Lá lách: Từ 9 đến 11 am lá lách được làm sạch. Trong thời gian này / quy trình này hoặc khi lá lách là ở trong trạng thái suy yếu, bạn có thể bị dị ứng hoặc không thể chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Điều này là bởi vì lá lách làm việc với gan và hệ thống miễn dịch của bạn. Một lá lách khỏe mạnh sản xuất các kháng thể khi có nhiễm trùng và liên tục kiểm tra xem máu có quân xâm lược không.

Tim: Thời gian để sửa chữa tim là từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa. Cơ thể của bạn loại bỏ chất thải từ trái tim và đôi khi bạn có thể nhận thấy một nhịp tim đập nhanh, nhịp đôi, và / hoặc mất nhịp. Bảy mươi phần trăm của cơn đau tim xảy ra khi tim trong thời gian sửa chữa.

Ruột nhỏ: bạn có nhận thấy rằng từ 1 đến 3 giờ chiều, bạn dễ có chứng khó tiêu, đau và đầy hơi? Nếu điều này xảy ra, có hai điều có thể là sai: 1. Chế độ ăn uống của bạn không đúng và thực phẩm không tiêu hóa, 2. Chế độ ăn uống của bạn gây ra vấn đề đang làm bạn căng thẳng. Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ sửa đổi những vấn đề này.

Thận và bàng quang: Từ 3-7 giờ chiều, bạn có thể nhận thấy bạn đang mệt mỏi và muốn có một giấc ngủ ngắn. Khi thận khỏe mạnh và làm việc đúng, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng tại thời điểm đó, không mệt mỏi.

Tụy: Từ 7 đến 9 giờ tối, bạn có cảm giác thèm ăn chất ngọt hoặc carbohydrate chế biến với đường mãnh liệt không? Thận điều chỉnh các tuyến tụy, và nếu bạn tiêu thụ đồ ngọt trong thời gian đó, bạn có thể nhận thấy đau lưng dưới, và đó là một triệu chứng của thận. Thận, bàng quang và tuyến tụy cùng làm việc toàn bộ. Nếu bạn cần một giấc ngủ sớm vào buổi tối đó là tuyến tụy của bạn, do thận hướng dẫn, làm bạn nghỉ để nó có thể làm công việc sửa chữa của nó.

Mạch máu và động mạch: Từ 9 đến 11 giờ tối, các mạch máu đi vào chế độ sửa chữa. Các tác động trên cơ thể là: đau đầu, yếu trong khi mạch máu đang được sửa chữa.

Gan và túi mật: Từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng. hai bộ phận này làm việc. Có bao giờ không thể ngủ vào thời gian này? Điều này có nghĩa là chất thải không được xử lý bởi gan của bạn và nó hoạt động như một chất kích thích cơ thể gây ra chứng mất ngủ của bạn và các dây thần kinh bị sờn. Bộ não của bạn không dừng lại được.

Nguon: http://tintuchangngay.info/2011/12/19/s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-d%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-c%C6%A1-th%E1%BB%83-s%C6%A1-l%C6%B0%E1%BB%A3c/

Nông nghiệp Israel, kỳ tích trên hoang mạc

NGUYỄN HOÀNG

 

Không phải ngẫu nhiên khi Israel tự hào là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Khả năng nghiên cứu, sáng tạo và đặc biệt là tính hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là lời giải đáp dễ hiểu.

 

Đầu tháng 12 vừa qua, phóng viên VnEconomy đã có chuyến đi tìm hiểu những thành tựu nổi bật của nền nông nghiệp nước này.

 

Thiên đường giữa sa mạc

 

Ngày cuối cùng, trên đường từ Biển Chết quay trở lại Tel Aviv để ra sân bay, người viết tình cờ được chứng kiến cơn mưa đầu mùa. Sống ở một nước nhiệt đới, thật thú vị khi được hưởng cảm giác “mưa bóng mây” ở giữa vùng đất này. Cơn mưa có thể gọi là lớn – như lời nhận xét của người lái xe địa phương – kéo dài chừng 5 phút và cũng chỉ đủ làm mặt đường cao tốc loáng nước và chiếc cần gạt nước ôtô làm việc nhàn nhã, chứ đừng nói đến tạo dòng chảy.

 

Tuy nhiên, sau gần một tuần thăm và làm việc tại các dự án nông nghiệp của Israel, đã không còn bất ngờ với lời khẳng định đầy tự hào của người Israel: “Khí hậu khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới”.

 

Biển Chết. Địa danh rất quen thuộc với phần còn lại của thế giới nhờ sự kỳ lạ của vùng đất này cũng như sự khắc nghiệt của nó. Tuy nhiên, khí hậu quanh khu vực du lịch này còn khá hơn nhiều phần còn lại của hoang mạc Negev nhờ có chút hơi ẩm từ biển. Nguồn gốc của từ Negev bắt nguồn trong tiếng Hebrew có nghĩa là “khô”. Hoang mạc này chiếm trên một nửa diện tích Israel mà khu vực trung tâm chỉ có lượng mưa hàng năm trên dưới 200 mm. Cũng chính từ hoang mạc này, kỳ tích thần kỳ về nông nghiệp của Israel được tạo ra.

 

Thung lũng Arava. Địa danh khá lạ tai đối với khách du lịch, nhưng lại là cái tên rất tự hào của mọi người dân Israel vì tại đây, phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc – những phép màu thực sự của khoa học công nghệ. Là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất này, là miền Trung Việt Nam với những dải đất bạc màu và đồi cát, hóa ra vẫn còn là miền đất trù phú!

 

Không từ nào có thể diễn tả đúng hơn về một “vườn địa đàng” đã được tạo ra giữa thung lũng Arava, đúng như Tổng thống Israel Shimon Peres đã thốt lên khi đến thăm nơi này năm 2009: “Hãy đến và thấy chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng (Gadern of  Eden)”!

 

Ông Ezra Ravins, người đứng đầu cộng đồng hơn 3.000 người tại khu vực này cho biết, từ một nhóm thanh niên Israel “bồng bột”, mang theo bánh mì và nước quyết định định cư tại thung lũng Arava năm 1959, cả một cộng đồng đã được xây dựng với nhiều thế hệ, tạo thành một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất cả nước. “Khi những người đầu tiên đến đây, quyết định đó được xem là “điên rồ” nhất và chính những nhà khoa học cũng khẳng định con người không thể sống được ở vùng đất này”.

 

Theo số liệu đến tháng 6/2011, dân số của khu vực vào 3.050 người với 700 gia đình, trong đó 500 gia đình làm nghề nông. Tổng diện tích đất đang sử dụng cho canh tác là 3.576 ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn trái và 3% trồng hoa. Ớt ngọt là loại rau chính của Arava, chiếm 50% tổng diện tích khu vực và chiếm 60% diện tích trồng rau nói chung.

 

Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An của Việt Nam chút ít. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Arava – một trong những nơi khô cằn nhất thế giới – lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu.

 

Vàng trắng

 

Thiên đường nông nghiệp tại Arava gắn liền với một công trình xứng đáng ghi nhận như một kỳ công mà con người đã tạo ra giữa xa mạc: bể chứa nước khổng lồ mang tên Shizaf. Với khả năng dự trữ 150.000 m3 nước sạch, bể chứa này có nhiệm vụ cấp nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu. Bể được thiết kế để tích trữ nước từ giếng khoan vào thời điểm nhu cầu giảm.

 

Bể có đáy chìm 3,5 m dưới mặt sa mạc và chia thành nhiều lớp khác nhau, tạo nên bề mặt nổi 10m. Một khối lượng công việc khổng lồ được thực hiện để đào bỏ 320.000 m3 đá và đất sa mạc. Độ sâu của giếng khoan lên tới 1,5 km mới tới túi nước ngầm. Kỹ thuật thiết kế đặc biệt của bể chống lại chế độ bốc hơi tự nhiên cũng như thu gom nước một cách hoàn hảo.

 

Điều kiện tự nhiên của Israel đặc biệt khô hạn với lượng mưa rất thấp và thay đổi theo từng mùa: Phía Bắc quốc gia này lượng mưa khoảng 800 mm/năm và ở phía Nam chỉ khoảng 50 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 năm sau và lượng bốc hơi tự nhiên lên tới 1.900-2.600 mm/năm. Không có gì ngạc nhiên khi nước ngọt ở Israel được coi như vàng trắng và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính phủ xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.

 

Dọc ngang Israel, ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không bỏ phí một giọt nước nào. Đại diện công ty công nghệ tưới NaanDanJain cho biết 75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa.

 

Tại công ty Netafim, người viết được chứng kiến những thành quả đáng ngạc nhiên về hiệu quả của việc sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel trên khắp các dự án ở những vùng khô hạn trên thế giới. Hệ thống ống dẫn nước như những mao mạch dẫn tới từng gốc cây, được vận hành chính xác bằng công nghệ cao cũng như sử dụng tối ưu năng lượng mặt trời. “Đạt năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn” (grow more with less) là khẩu hiện của Netafim và có lẽ cũng là hướng đi của phần còn lại của thế giới, khi nguồn tài nguyên nước đang ngày càng suy giảm.

 

Bông đùa với một người bạn Israel, “có lẽ các bạn sẽ không triển khai được nhiều hệ thống tưới nước này ở Việt Nam. Chúng tôi cần hệ thống thoát nước hơn”. Câu trả lời khiến tôi phải suy nghĩ: “Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nguồn nước thiếu thốn, nhưng công nghệ cao, sự vận hành khoa học và tiết kiệm đã đưa chúng tôi trở thành một trong nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Việt Nam thậm chí còn có lợi thế xuất phát tốt hơn nhiều”. Cũng không có gì ngạc nhiên khi những công ty cung cấp các sản phẩm, công nghệ tưới Israel như Netafim, NaanDanJain… chiếm trên 30% thị phần thế giới với 80% tổng sản phẩm được xuất khẩu hàng năm.

 

“Cây đũa thần” khoa học

 

Trong lần tháp tùng Tổng thống Israel Shimon Peres thăm chính thức Việt Nam vừa qua, bà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này dành cho VnEconomy một buổi trao đổi ngắn. Lời khuyên được nhắc đi nhắc lại, cũng như kinh nghiệm quan trọng nhất của Israel để xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại là hãy đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Điều này không mới, nhưng nếu không có những quyết sách táo bạo, sự hỗ trợ của chính phủ thì rất dễ rơi vào cảnh “đánh trống bỏ dùi”. Nói không đâu xa, sự phối hợp “bốn nhà” ở Việt Nam vẫn còn đang loay hoay tìm hướng đi bền vững.

 

Một con số dễ hình dung về năng lực của “cây đũa thần” khoa học. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một hecta đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm – mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được.

 

Những thực tế tại công ty NaanDanJain đã đem lại một bài học khác về sự phối hợp: nhà khoa học, nhà doanh nghiệp có sự tách biệt khó phân định với nhà nông. Đa phần các nước nhập khẩu công nghệ của NaanDanJain chỉ biết rằng đây là một trong những công ty hàng đầu Israel chuyên về giải pháp tưới, hệ thống công nghệ kiểm soát khí hậu nhà kính, mà không biết rằng chính công ty cũng đang sở hữu những đồn điền rộng lớn, nơi chính những tiến bộ khoa học của công ty được triển khai đầu tiên, nhằm đảm bảo sự thích ứng hoàn hảo nhất đối với nhu cầu của người trồng trọt.

 

Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và nhà nông tại Israel là tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số họ cũng chính là nông dân hoặc giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân. Các trung tâm nông nghiệp lớn, thậm chí cả các “làng nông nghiệp” (từ địa phương là kibbutz) đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học. Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về hệ thống nhà kính trước hết được thí nghiệm, kế đó sẽ áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính vi mô hoặc từ chính quỹ của viện thí nghiệm, trước khi triển khai thương mại đại trà.

 

Tại Israel phần lớn các nhà khoa học nông nghiệp làm cho chính phủ. Có tới hơn 60% các công trình nghiên cứu nông nghiệp là của Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp hay trung tâm Volcani thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Israel cũng là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Nguồn lực này đến từ ngân sách và cộng động (50 triệu USD/năm), các hợp tác quốc gia song phương (12 triệu USD/năm), các tổ chức nông nghiệp cấp địa phương và quốc gia (6 triệu USD/năm) thông qua nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng. Khu vực tư nhân cũng đóng góp khoảng 25 triệu USD hàng năm.

 

Nguồn lực này được cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng và các nhà đầu tư giữ bản quyền sáng chế. Phần lớn các nghiên cứu đều do những công ty sản xuất sản phẩm đầu vào, như hệ thống tưới tiêu, phân bón, nhà kính… triển khai. Sự phối hợp giữa kinh doanh và nghiên cứu đảm bảo cho các nhà khoa học một mức ưu đãi đủ để phát huy tối đa năng lực hoạt động chuyên môn. Thậm chí các chuyện các chuyên gia nông nghiệp đi tư vấn trực tiếp cho các nông trại là điều không hiếm.

 

Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia đối tác quan trọng của Israel trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số công nghệ trong lĩnh vực tưới, chăn nuôi bò sữa đã được doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu và ứng dụng hiệu quả. TH True Milk – một trong những thương hiệu sữa tươi của Việt Nam – là ví dụ thành công trong triển khai công nghệ chăn nuôi bò sữa. Công nghệ quản lý đàn Afifarm của công ty SAE Afikim là hệ thống quản lý trang trại bò sữa hiện đại nhất thế giới tới từng cá thể với chip điện tử theo dõi tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và sản lượng sữa.

 

Công nghệ tưới nhỏ giọt cũng đang được triển khai ở Việt Nam đang hứa hẹn tạo ưu thế so với phương pháp tưới rãnh và tưới phun truyền thống. Những trang trại bò sữa thí điểm cũng có thể được tìm thấy tại Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng…

 

* Từ ngày 15-17/5/2012, Israel sẽ tổ chức triển lãm quốc tế nông nghiệp Agritech lần thứ 18 tại thủ đô Tel Aviv. Đây là hội chợ quốc tế lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, các nhà phân phối, nhà sản xuất, nghiên cứu. Chủ đề của triển lãm bao gồm giới thiệu các công nghệ, thiết bị tiên tiến, năng lượng tái tạo, dịch vụ khuyến nông, công nghệ sinh học, nghiên cứu, phát triển và đào tạo, dự án chìa khóa trao tay trong lĩnh vực nông nghiệp…

Nguon: http://vneconomy.vn/2011122205183649P0C99/nong-nghiep-israel-ky-tich-tren-hoang-mac.htm

Nợ công với Việt Nam

 

PublicBạn BèChỉ mình tôiTùy ChỉnhBạn thânkkt52Xem tất cả các danh sách…lien ketHUMGDH Mo Dia Chat Ha NoiGia đìnhthpt minh haNgười quenTrở lại
 

 

Nguyễn Việt

Trên đời này không có cái gì kỳ lạ như thứ ấy, có thể xa tít mù khơi đến nổi đọc hàng trăm tư liệu, xem hàng ngàn con số vẫn lần không ra… Nhưng cũng rất gần như vũng nước trước nhà sau cơn mưa… Đó là thứ ai đi mượn, ai đã cầm cũng không ai biết… Song mỗi người trong quốc gia ấy đều có nghĩa vụ phải trả. Hắn định xù thì con hắn phải trả, con hắn bỏ trốn thì cháu hắn phải è cổ ra mà trả… Đó là nợ công ở Việt Nam.

Nợ công với Việt Nam

Đối với một quốc gia, vấn đề nợ công tác động đến các chính sách tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, tỷ giá… Nợ công là nợ sinh ra từ khu vực công. Khu vực công gồm: khu vực nhà nước (trung ương, địa phương), khu vực kinh tế công (có sự góp vốn, góp mặt của nhà nước)… Phải kể lể dài dòng ra như vậy để thấy rằng có nhiều công ty quốc doanh trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng khi công ty bị phá sản, nhà nước không thể phủi tay về trách nhiệm nợ của các công ty ấy. Do đó ở Việt Nam, nợ công là một “đặc sản” của Việt Nam – không thể tìm thấy ở Thái Lan, Philippin… và rất nhiều nước trên thế giới. Nghĩa là vấn đề nợ công ở Việt Nam trục trặc ngay từ khâu đầu tiên, định nghĩa thế nào là nợ công. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ nợ/GDP trong năm 2009 giữa Việt Nam công bố là 41% với Ngân hàng Thế giới (WB) là 47%, mấy năm trước cũng vậy và năm nay vẫn chưa khác.

 

 Một thực tế bí và mật

Khủng hoảng tài chính của Hy Lạp là một ca nghiên cứu kinh điển của nhiều chuyên gia kinh tế, lý giải quá trình hình thành và các diễn biến ca khủng hoảng này tốn rất nhiều công sức. Tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp có khoảng 113% – không quá lớn so với nhiều quốc gia khác – tại sao lâm vào khủng hoảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chính các hành vi dối trá trong thống kê của Hy Lạp đã làm giới đầu tư quốc tế mất niềm tin, dân chúng trong nước bất hợp tác đã đẩy Hy Lạp rơi vào vòng xoáy bất ổn kinh tế. Mức thâm hụt ngân sách năm 2008 được Hy Lạp công bố là 5%, nhưng đến nay phát hiện lên đến 14%. Bi kịch Hy Lạp là bài học nhỡn tiền của chủ trương đặt tham vọng chính trị lên trên thực lực kinh tế. Tổng cục Thống kê Việt Nam thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng công tác thống kê tài chính lại hoàn toàn do Bộ Tài chính làm. Bên cạnh những con số thuộc loại “bí” vì chưa bao giờ được tính toán ra, lại có quá nhiều con số thuộc loại “ mật” nên chẳng giải trình công khai được. Thực tế bí và mật đã dẫn đến chuyện các công chức hữu trách cũng chẳng biết nước ngoài lấy đâu ra các số liệu về kinh tế Việt Nam, “chuyện trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay” ở trường hợp này thể hiện rất chí lý. Cụ thể hơn về thực tế bí và mật, tháng 5/2011 Tổng cục Thống kê họp báo tuyên bố về việc áp dụng Hệ thống chỉ tiêu quốc gia mới bao gồm 350 chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu. Đồng thời, Tổng cục này cũng công bố luôn là sẽ chỉ trình bày 297 chỉ tiêu ngay trong năm 2011 và toàn bộ các chỉ tiêu thì đợi đến… đến năm 2015. Đề cập đến vấn đề số liệu như vậy để có một cái nhìn chính xác hơn về con số nợ của Việt Nam.

Xuất phát từ cơ sở số liệu hỗn độn, thị trường Việt Nam hay phát ra những tín hiệu đối với giới tài chính quốc tế là bất thường, dễ lẫn lộn và lạ lùng.  Tuy nhiên họ cũng hiểu rằng các yếu tố tâm lý tác động rất nhiều đến thị trường Việt Nam, vấn đề ở đây không phải là tâm lý đám đông mà là niềm tin – niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. Vì mất lòng tin vào tiền đồng nên người dân đã chuyển tiết kiệm sang các tài sản khác an toàn hơn như vàng và bất động sản. Can thiệp bằng các biện pháp hành chính chỉ làm cho tình hình tồi tệ thêm; chẳng hạn như “tin đồn” cấm kinh doanh vàng trong thời gian vừa qua. Qua bài học Hy Lạp, giới đầu tư và thế giới tỏ ra rất nhạy cảm với lối cư xử thiếu minh bạch của chính quyền đi vay. Kiểu tính toán không đúng, không đủ có hệ thống luôn ẩn chứa sự khuất tất, thiếu thiện chí trong chi trả. Khi đã mất uy tín thì các khoản nợ dài hạn sẽ nhanh chóng chuyển thành ngắn hạn, các chủ nợ sẵn sàng lấy ngay 100 triệu USD thay vì 1 tỷ USD mà phải đợi 40 năm.

Nợ công và nợ nước ngoài

Những số liệu khập khiễng được công bố trong nước chỉ dẫn đến bế tắc, vô giá trị trong việc tái dựng toàn cảnh thực trạng nợ công Việt Nam. Ứng dụng các số liệu bên ngoài là cách bất đắc dĩ khi bàn chuyện nội tình, song tính đến thời điểm hiện nay, đó là phương cách ứng dụng khả tín nhất.

Theo tạp chí kinh tế The Economist, tính tới thời điểm 8h10’ ngày 1/9/2011 theo giờ Việt Nam, có các số liệu sau:

– Tổng nợ công của Việt Nam: 44,795 tỷ USD (2009), 50,294 tỷ USD (2010),  56,061 tỷ USD (2011).

– Nợ công tính trên bình quân mỗi người Việt Nam: 516,62 USD (2009), 574,28 USD (2010) và 633,95 USD (2011).

– Nợ công/GDP: 50,7% (2009), 51,7% (2010) và 50,9% GDP (2011) (1).

Đối chiếu với Factbook của CIA, ghi nhận về Việt Nam như sau:

– Nợ công/GDP: 49,8 % (2009). Năm 2010, tỷ lệ nợ công/GDP: 57,10%, Việt Nam đứng hạng thứ 41/133 quốc gia và lãnh thổ (2).

Nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ công ở Việt Nam. Theo số liệu không chính thức từ WB năm 2010, bao trùm lên 42,2% GDP nợ nước ngoài là khoản nợ công của Việt Nam chiếm 56,6% GDP. Căn cứ theo số liệu về nợ nước ngoài của Bộ Tài chính Việt Nam công bố trong bản tin số 7, có thể tính ra nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2010: khoảng 59,1 tỷ USD.

Vấn đề nợ công ở Việt Nam đang trong tình trạng một mê hồn trận, bởi đến nay không hề có một chiến lược tổng thể về vay nợ và trả nợ được công bố ở mức sơ đẳng nhất: bản dự thảo. Khi trả lời về gánh nặng ngân sách sẽ tăng lên theo nghĩa vụ nợ, một quan chức có thẩm quyền phát biểu: “năm nay chúng ta trả nợ 1,5 tỷ USD tương đương với 15% thu ngân sách chẳng hạn. Năm sau chúng ta trả nợ 2 tỷ USD cũng tương đương 15% thu ngân sách… Tức là khi quy mô nền kinh tế chúng ta lớn thêm, thu ngân sách chúng ta to lên thì việc tăng mức trả nợ sẽ không có áp lực hay vấn đề gì cả” (3). Nghe thì thật sướng tai giống như… ông ấy đã nói rất sướng miệng. Chẳng hiểu ông ấy bói đâu ra quan điểm này, một khi thực tế là tốc độ tăng trưởng đang giảm, hệ số ICOR của Việt Nam đang cao ngất ngưỡng.

Riêng về nợ nước ngoài, đối chiếu với Factbook của CIA, thấy ghi nhận về Việt Nam như sau:

– Nợ nước ngoài: 28,67 tỷ USD (2009). Năm 2010, nợ nước ngoài là: 32,81 tỷ USD. Việt Nam đứng hạng thứ 63 trên thế giới (4).

Thời gian vừa qua, có hàng loạt thông tin đưa ra hai con số: 42,2% GDP và 32,5 tỷ USD về số nợ nước ngoài của Việt Nam. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng: nợ nước ngoài của Việt Nam là: 32,5 tỷ USD; con số đó phải là: 44,1 tỷ USD ! Đây là con số tổng nợ nước ngoài bao gồm: nợ khu vực công (nợ của chính phủ + chính phủ bảo lãnh) + nợ thương mại của các doanh nghiệp trong nước. Trong tổng nợ này, riêng nợ nước ngoài của khu vực công là: 32,5 tỷ USD. Tất nhiên, đây chỉ là một con số tổng nợ nước ngoài đặc sản kiểu Việt Nam.

Căn cứ Bản tin nợ nước ngoài số 7, về các chủ nợ tính đến 2010: trong nhóm chủ nợ song phương, nước cho Việt Nam vay nhiều nhất là Nhật với 9,547 tỷ USD, thứ hai là Pháp với 1,167 tỷ USD, thứ ba là Nga với 568 triệu USD, thứ tư là Trung Quốc với 551 triệu USD. Trong nhóm chủ nợ đa phương: đứng đầu là IDA (Hiệp hội Phát triển Quốc tế) với 6,930 tỷ USD, kế tiếp là ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) với 4,174 tỷ USD (5).

Đặc biệt là tất cả các tài liệu trong cũng như ngoài nước, hoàn toàn không thấy nơi nào ghi đích danh con nợ. Tại website của The Economist ở trang ghi nhận số liệu nợ công các quốc gia, bên dưới thấy loáng thoáng vài dòng giải thích: “chính phủ nợ tiền với công dân của chính họ, chớ không phải với người sao Hỏa”. Và “khi nợ tăng nhanh hơn sản lượng kinh tế thì có nghĩa: sự can thiệp của nhà nước vào nên kinh tế sẽ nhiều hơn và thuế trong tương lai sẽ cao hơn” (6). Tất cả những công dân trong quốc gia đó chính là con nợ của các khoản vay nợ công. Nguồn trả chính tiền thuế của người dân và tài nguyên quốc gia.

Lo lắng về nợ công là một cảm xúc chính đáng, bởi phải biết rằng giải quyết dứt điểm nợ công là ý kiến không tưởng. Trong khi đó lãi suất trung bình nợ nước ngoài của chính phủ lại có xu hướng tăng nhanh, từ 1,54%/năm (2006), lên 1,9%/năm (2009) và đến 2,9%/năm (2010). Một khi lỗ hổng thâm hụt ngân sách nứt toác ra thì nguy cơ vỡ nợ liền xuất hiện. Thực tế cho thấy chỉ có thể làm cho giá trị nợ công trở nên “nhẹ” hơn khi xét trong tỷ lệ với GDP bằng cách đẩy GDP tăng lên. Đó là trường hợp của nước Mỹ giai đoạn 1946 – 1956, tỷ lệ nợ công so với GDP giảm xuống còn một nửa trong vòng 10 năm. Và đây là câu chuyện ngày xưa từ thế kỷ trước…

 Các vấn đề liên quan nợ công

So sánh tổng nợ nước ngoài với GDP là nhằm so sánh nợ với những gì một quốc gia làm ra, để xác định khả năng trả nợ của quốc gia đó. Trong nợ công còn có phần quỹ hưu trí – đây là cách tính nợ công tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, vấn đề này hiện nay bị bỏ lơ khi tính nợ công ở Việt Nam. Chắc chắn câu chuyện này sẽ nóng vào năm 2017: thời điểm Việt Nam thành quốc gia có dân số già, tức 10% dân số ở độ tuổi từ 60 trở lên. Cách tính khác biệt này lý giải tại sao có nhiều nước phát triển có tỷ lệ nợ công/GDP đến 80 – 90%/GDP, trong khi rất nhiều nước khác như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… và Việt Nam có tỷ lệ nợ công/GDP xoay quanh mức 50% – mà WB lại khuyến cáo.

Cần phải khẳng định rõ vay nợ nước ngoài không phải là điều gì xấu. Các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới đều có vay nợ nước ngoài. Vay nước nước ngoài chỉ trở nên đáng kinh tởm khi ai đó [?] lồng chuyện công vào việc tư, đem nợ công xoay ra thành tài sản cá nhân nhà mình. Thực chất tình trạng nợ công khiến người ta lo ngại vì chính quyền đã bội chi nặng và vay mượn quá nhiều trong khi chưa hề có một luật định minh bạch nào nhằm chấn chỉnh lối tiêu xài vô tội vạ này. Tình trạng bội chi ngân sách đã diễn ra trong nhiều năm: 5% GDP (2005 – 2008), 6,9% (2009) và 5,6% (2010).

Nếu hiểu theo dạng quá trình tăng nợ là việc tích sản của nền kinh tế, với đặc thù Việt Nam, có khoảng 30% nợ công đã không trở thành tài sản mà đã trôi đi đâu đó… (7). Tỷ lệ thất thoát của các công trình đầu tư nhà nước được thừa nhận chính thức (lẫn không chính thức) là từ 15% đến 45%. Với số nợ nước ngoài công bố năm 2009 là 29 tỷ USD, có thể thấy phần thất thoát là từ 4 tỷ USD đến khoảng 10 tỷ USD (8).

 Chỉ số ICOR  

Trong lãnh vực nợ công ở Việt Nam, cách hành xử công nợ là vấn đề quan trọng nhất. Từ cách hành xử này nảy sinh định nghĩa về nợ của Việt Nam “đặc thù” so với quốc tế, từ đây dẫn đến tương lai gần: nợ công trở thành một rủi ro lớn của kinh tế Việt Nam. Chẳng có gì quá đáng khi cho rằng rủi ro nợ công ở Việt Nam có thể vượt lạm phát và tỷ giá. Thể chế chính trị được thu xếp cho mục đích tạo ra môi trường phát triển kinh tế, không thể làm ngược lại: bảo hộ nền kinh tế theo hướng nuôi dưỡng một thể chế chính trị. Chính những nền kinh tế được dung dưỡng từ các thể chế chính trị độc tài luôn chứa đưng nguy cơ đổ vỡ hệ thống khi gặp các cú shock kinh tế. Thực tế bí và mật về các số liệu nợ công là hành vi ngạo mạn, trịch thượng của chính quyền hiện hành đối với nhân dân. Bằng việc công bố trọn gói thiếu diễn giải các khoản nợ vay hàng vài chục tỷ USD, chế độ muốn hợp pháp hóa các khoản biển thủ của công. Qua vấn đề nợ công, người ta càng có dịp hiểu rõ thế nào là một chế độ cai trị bằng hành vi trộm cắp, một chế độ kleptocracy.

Tự con số tuyệt đối nợ công không phản ánh hết được mức độ nghiêm trọng, điều quan trọng hàng đầu trong vấn đề nợ công nằm chỗ: hiệu quả xử dụng đồng vốn vay. Tức liên quan đến chỉ số ICOR (Incremental Capital – Output Rate), đo lường hiệu quả đầu tư. ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quả đầu tư càng thấp. Chỉ số ICOR năm 2010 là là 6,9, nói đơn giản là phải bỏ ra 6,9 đồng vốn đầu tư mới được 1 đồng tăng trưởng; trong khi đó Trung Quốc là 4,1, Nhật là 3,2, Hàn Quốc là 3,2, Đài Loan là 2,7 (9). Chỉ số này cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, chỉ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi. Riêng năm 2008, chỉ số ICOR chung của nền kinh tế Việt Nam là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế nhà nước lên tới 12 – thuộc hạng cao nhất thế giới. Rồi sang sang 8 tháng đầu năm 2009, tổng số vốn chi cho khu vực này tương đương với cả năm 2008. Phải nêu rõ ra như vậy mới thấy hết được bản chất tiêu cực của mảng kinh tế quốc doanh đang chiếm vai trò chủ đạo ở Việt Nam; cũng như địa chỉ các khoản nợ công đến. Nên trong đời thường, nợ công như một bóng ma giữa ban ngày chẳng có mấy ai thấy, nhất là những người dân bình thường. Bởi đơn giản là cơn khát đầu tư của các cơ quan nhà nước và khu vực kinh tế công đã uống mất các khoản nợ công này.

Những diễn biến phức tạp về nợ công có thể tạo ra những hiệu ứng không lường trước. Chẳng hạn xu hướng mất giá của đồng nội tệ đang diễn ra liên tục và ngày càng nghiêm trọng cũng khiến khoản nợ nước ngoài không ngừng phình ra. Đầu tháng 8/2011, hãng đánh giá tín dụng toàn cầu Fitch Ratings nói nợ bằng tiền đồng và ngoại tệ của Việt Nam có mức khả tín B+. Đây là mức ngang với Mông Cổ và Venezuela nhưng thua Philippines và Indonesia (10). Fitch còn cho rằng, nợ công Việt Nam vượt ngưỡng 50% GDP là cao hơn mức trung bình 37% đối với hạng B (11). Ngày 19/8/2011, hãng định mức tín nhiệm Standar & Poor’s hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ công Việt Nam từ BB xuống BB-, mức thấp nhất so với các nước Đông Nam Á, chỉ ngang bằng với Bangladesh và Mông Cổ. Khi niềm tin mất, mọi thứ sẽ sụp đổ rất nhanh. Kiểu điều hành vĩ mô của chế độ đã khiến các nhà đầu tư hoang mang, họ không hiểu chính quyền Việt Nam muốn cái gì giữa duy trì tăng trưởng và ổn định vĩ mô.

Thời gian qua có quá nhiều bình luận xung quanh vấn đề nợ của Mỹ, khiến cho cả Tổng thống Mỹ cũng liên tục “phân bua” về việc này. Cuối cùng hãng S&P làm thêm cú knok out quá hớp, hạ điểm tín dụng Hoa Kỳ… Nhưng những nước như Trung Quốc và Việt Nam thì thở phào nhẹ nhõm, chắc chắn rằng sẽ không hề có những cuộc tranh cãi rất ư là “linh tinh” như trên. Việt Nam cứ bình tĩnh đi vay, những doanh nghiệp được nhà nước đỡ đầu càng thoải mái hơn – bởi trong hệ thống luật không hề có bất kỳ một quy định nào về mức nợ tối đa mà chính quyền có thể đi vay. Như Trung Quốc hiện đang nổi danh là quốc gia chủ nợ của Mỹ. Song mức nợ thực sự của Trung Quốc là bao nhiêu thì ngay cả chính quyền Trung Quốc cũng khó đưa ra được con số chính xác về lãnh vực này. Việt Nam cũng vậy, cách đối phó đơn giản nhất về tình trạng nợ công là cứ giấu biến đi các khoản nợ. Khi tỷ lệ nợ/GDP lên hơn 40% là đồng nghĩa chính sách tỷ giá bị thắt họng lại. Trong việc chi trả nợ công, đồng nội tệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Với lượng dự trữ ngoại tệ thấp (tương đương tối đa 2 tháng nhập khẩu), ngân hàng (NH) Nhà nước không đủ khả năng hỗ trợ cho đồng nội tệ. NH Nhà nước đã dùng các mệnh lệnh hành chính đẩy cái “nhiệm vụ bất khả thi” này xuống các NH thương mại cổ phần, mức lãi suất cho vay tương đương tỷ lệ lạm phát thể hiện động thái đẩy cây này. Các mệnh lệnh hành chính mới nhất dễ chừng tạo nên một trong các kịch bản nhiều ảo giác như sau: tình trạng lạm phát đã nguội nên lãi suất giảm trong tháng 9 rồi mọi chuyện quay trở lại như cũ – thậm chí lạm phát sẽ mạnh hơn – trong tháng 10/2011. Sự nhảy múa điên đảo của chính sách tiền tệ không thể che giấu được những khuất tất trong chính sách tài khóa.

Đến nay các dự báo về tương lai kinh tế thế giới tỏ ra không mấy lạc quan: trải dài từ cung bậc “có thể xảy ra đợt suy giảm không quá nghiêm trọng” đến “đã bước chân vào một vòng suy thoái mới”. Kinh tế cả 3 khối Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều trì trệ, đồng nghĩa với việc xuất khẩu sẽ càng vất vả hơn. Còn về mặt định lượng: xác suất xảy ra khủng hoảng toàn cầu lần này là trên 50%. Quan điểm lạc quan nhất thì cho rằng cuộc hồi phục kinh tế thế giới sau khủng hoảng 2008 – 2009 có thể sẽ mang hình chữ W thay vì chữ V.

Kết luận

Trong bối cảnh dân chúng không tin đồng nội tệ, nhà đầu tư quốc tế nghi ngờ chính sách quốc gia thì công nợ nền kinh tế ấy đã rất cận kề bất ổn. Thực chất những vấn nạn như thâm hụt cán cân thương mại, hệ thống ngân hàng kém bền vững, lượng dự trữ ngoại tệ yếu… kể cả lạm phát cũng chỉ là những “rủi ro nhất thời” – đều có thể vượt qua – so với quốc nạn mất niềm tin. Bởi xét đến cùng, lạm phát chỉ là một biểu hiện của khủng hoảng kinh tế; còn tai họa mất niềm tin lại là biểu hiện của một khủng hoảng lớn hơn: khủng hoảng xã hội – cái không gian chứa đựng những vận hành của nền kinh tế ấy. Bơi ra biển lớn để bắt cá lớn là một khẩu hiệu tích cực, bởi chẳng ai có thể ép hoặc dụ khị mình phải bơi ra biển lớn; hoặc chẳng ai viết tiếp phần còn lại của khẩu hiệu khả dĩ “tích cực” kia: bơi ra biển lớn để bắt cá lớn, nhưng nếu chưa biết bơi thì sẽ… chết lớn!

Nếu xét mức nợ công bình quân đầu người trong vòng 8 năm (2001 -2009), sẽ thấy mức nợ này đã tăng gần 4 lần, tức trung bình hơn 18%/năm; trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kỳ chỉ là 6%/năm. Đứng về phương diện quốc gia đối với các khoản nợ nước ngoài, ngày nào đa số còn xem đó là nợ của anh Ba, chú Tư hoặc của người sao Hỏa… thì nhân dân Việt Nam sẽ còn trả nợ dài dài. Rồi mấy đời con cháu mình vẫn chưa trả hết nợ, một khi, chúng ta không giải quyết xong cục nợ đang ngồi chồm hỗm ở Ba Đình kia.

Bangkok, Ngày 2/9/2011

© Nguyễn Việt

© Đàn Chim Việt

———————————————-Chú thích:

(1), (6) http://www.economist.com/content/global_debt_clock

(2), (4)

https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html

(3) Ông Nguyễn Thành Đô – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính). Vị này cũng là Trưởng Ban Biên tập Bản tin Nợ nước ngoài.

http://vneconomy.vn/20110817112939199P0C5/ca-phe-cuoi-tuan-nong-chuyen-vay-nuoc-ngoai.htm

(5) Biểu số 4.04, Bản tin nợ nước ngoài số 7.

(7)http://vneconomy.vn/20110829050653953P0C6/rui-ro-no-cong-co-the-vuot-lam-phat-va-ty-gia.htm

(8)http://vneconomy.vn/20101211021246386p0c9920/no-cong-vay-va-tra.htm

(9) Theo Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam.

http://www.sgtt.com.vn/Kinh-te/126489/Chi-so-ICOR-VIET-NAM-dan-dau.html

Con số này tương đương với một nguồn từ Ngân hàng Nhà nước: chỉ số ICOR năm 2010 là 6,2. http://sbv.gov.vn

(10)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/08/110809_vietnam_rating.shtml

(11)http://vneconomy.vn/2011081111112859p0c6/fitch-khuyen-nghi-viet-nam-tiep-tuc-that-chat-tien-te.htm

———————————————–Tham khảo:

– Dainamax Magazine

http://www.dainamax.org/

– Economist Intelligence Unit. Các báo cáo: Country Forecast Vietnam Aug 2011 (16 p.), Country Risk Service Vietnam Aug 2011 (23 p.), Country Report Vietnam Aug 2011 (24 p.).

– ACB, Asian Development Outlook 2011: South-South Economic.

– Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bộ Tài chính, tháng 7/2011, 36 trang.

 

Nguồn: http://tintuchangngay.info/2011/09/02/n%E1%BB%A3-cong-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87t-nam/